Cách tính phần trăm lợi nhuận và ví dụ chi tiết
Cách tính phần trăm lợi nhuận là thủ thuật mà không ít những người mới làm chủ doanh nghiệp hay kinh doanh quan tâm bởi đây là thước đo mức độ hiệu quả trong kinh doanh. Không chỉ được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh doanh mà lợi nhuận còn có thể được sử dụng để phát triển cũng như mở rộng doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu các khái niệm về lợi nhuận cũng như cách tính đơn giản chính xác nhất qua bài viết dưới đây.
Nội dung
Lợi nhuận là gì? Tỷ suất lợi nhuận là gì?
Trong kinh doanh, bạn có thể hiểu đơn giản lợi nhuận là khoảng tiền còn lại thuộc về doanh nghiệp sau khi trừ mọi chi phí như thuế, vận hành trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó còn một chỉ số khác là tỷ suất lợi nhuận (Return On Sales), chỉ số này biểu thị tỷ lệ giữa lợi nhuận và tài sản cố định cũng như lưu động của công ty.
Một trong những nguyên nhân khiến tỷ suất lợi nhuận được các doanh nghiệp quan tâm phải nói đến chính là chỉ số này sẽ phản ánh rõ nhất tốc độ phát triển cũng như triển vọng kinh doanh đến cả chủ doanh nghiệp và chủ đầu tư.
Một số cách tính lợi nhuận phổ biến
Trong hoạt động kinh doanh, có khá nhiều cách thức tính lợi nhuận, cách tính phần trăm lợi nhuận sẽ phụ thuộc vào phương pháp tính lợi nhuận cụ thể. Bạn có thể tham khảo 4 phương pháp phổ biến sau:
Tính tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross Margin)
Công thức:
Lợi nhuận gộp = doanh thu thuần – giá vốn hàng bán
Tỷ suất lợi nhuận gộp = [(doanh thu thuần – giá vốn hàng bán) / doanh thu thuần]× 100%
Trong đó:
- Doanh thu thuần = tổng doanh thu – (chiết khấu khách hàng + lãi + phụ cấp)
- Doanh thu là tổng thu nhập từ giá trị của sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ đã được bán ra trong thời gian nhất định.
- Giá vốn hàng bán: Là tổng hợp các chi phí liên quan trực tiếp sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ. Bao gồm chi phí để sản xuất, đóng gói, bảo quản, vận chuyển, phân phối và các chi phí khác có liên quan đến hàng hóa.
Tính tỷ suất lợi nhuận ròng
Công thức:
Lợi nhuận ròng = Doanh thu – Tổng chi phí
Tỷ suất lợi nhuận ròng = (Lợi nhuận ròng ÷ Doanh thu thuần) x 100%
Trong đó:
- Lợi nhuận ròng = lợi nhuận hoạt động – thuế – lãi
- Lợi nhuận hoạt động = tổng lợi nhuận – tổng chi phí hoạt động
- Doanh thu là tổng giá trị thu được khi bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định.
- Tổng chi phí: Tổng các chi phí sản xuất, đóng gói, vận chuyển, quản lý, tiếp thị,… và các chi phí khác có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó còn có tính nhu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), tỷ suất hoàn vốn đầu tư (ROI) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và nhiều phương pháp khác.
Cách tính phần trăm lợi nhuận chi tiết, chính xác
Có thể thấy trên thị trường hiện nay có nhiều cách tính lợi nhuận, một trong các chỉ số được quan tâm nhiều nhất là cách tính phần trăm lợi nhuận trên doanh thu, hay còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (Return On Sales, viết tắt là ROS).
Công thức: ROS = (Lợi nhuận ròng sau thuế / Doanh thu) x 100%
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giúp nhận biết chính xác số tiền vốn bỏ ra và số lợi nhuận thu vào từ hoạt động kinh doanh, đánh giá được mỗi 1 động doanh thu thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, từ đó chủ động nắm bắt tình kinh doanh của doanh nghiệp.
Ví dụ cụ thể:
Một công ty chuyên thiết kế thời trang, cung cấp các sản phẩm quần áo thiết kế có doanh thu hàng năm là 1.000.000.000 đồng (1 tỷ đồng). Tổng các chi phí cho hoạt động sản xuất, may sản phẩm và marketing là 800.000.000 đồng (800 triệu đồng). Vậy, lợi nhuận của công ty thời trang trong 1 năm là 200 triệu đồng. (Cách tính: 1.000.000.000 – 800.000.000 = 200.000.000 đồng)
Trong trường hợp khác, công ty thời trang có doanh thu là 1 tỷ đồng, chi phí cho hoạt động sản xuất sản phẩm và tiếp thị là 800 triệu đồng, chi phí cho hoạt động quản lý, vận chuyển là 100 triệu đồng. Vậy, lợi nhuận trước thuế của công ty là 100 triệu đồng. (1 tỷ – 800 triệu – 100 triệu).
Tạm kết về cách tính phần trăm lợi nhuận
Trên đây là tổng hợp các khái niệm về lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận cũng như cách tính phần trăm lợi nhuận chi tiết cho người mới làm quen với công việc kinh doanh. Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, nhằm giải thích một cách đơn giản và dễ hiểu nhất cho bạn đọc mới làm quen với linh vực này. Thực tế các giá trị và phương pháp tính lợi nhuận, doanh thu trong kinh doanh có thể phức tạp hơn nhiều. Hãy theo dõi chúng tôi để tiếp tục cập nhật nhé!