Máy tính văn phòng có chơi game được không? Nên mua không?
Máy tính văn phòng có chơi game được không là điều không ít người thắc mắc. Khác với dòng máy tính chuyên dùng để chiến những con game khủng của game thủ, dòng PC văn phòng chuyên dụng và nghiêng về giấy tờ và xử lý dữ liệu cơ bản nhiều hơn. Tuy nhiên, không phải vì thế mà máy tính văn phòng không thể chơi được game, không thể giúp người sử dụng có thể giải trí sau mỗi giờ làm việc căng thẳng. Để tìm câu trả lời cho câu hỏi này, cùng mình tìm hiểu sự khác biệt cơ bản giữa hai dòng máy tính trên, từ đó giải đáp thắc mắc của bạn nhé!
Nội dung
Máy tính văn phòng khác gì với laptop Gaming?
Máy tính của văn phòng dường như đã quá quen với các công việc cơ bản hàng ngày như xử lý số liệu, sử dụng các phần mềm tin học văn phòng như Word, Excel… hay một vài tác vụ cơ bản như xem phim, lướt web, nghe nhạc. Tất cả các nhu cầu sử dụng trên của thiết bị đều không đòi hỏi một cấu hình máy tính quá cao.
Ngược lại với máy tính văn phòng, PC Gaming sở hữu một thiết kế cực khủng, hỗ trợ và mang lại cho người dùng những trải nghiệm chiến game cực kỳ mượt mà với tốc độ xử lý cao. Dưới đây là một vài khác biệt chủ yếu của hai dòng máy tính này.
CPU
Máy tính văn phòng thường được trang bị các bộ vi xử lý tầm trung như Core i3, Core i5 để tối ưu hóa điện năng nhưng vẫn mang tới trải nghiệm mượt mà, phục vụ các tác vụ cơ bản như xử lý số liệu, lướt web hay các tác vụ văn phòng.
>>> Khám phá thêm: Danh sách pc đồ họa 15 triệu bán chạy hàng đầu
PC Gaming thường yêu cầu cấu hình cao để đáp ứng được các nhu cầu đồ hoạ và trải nghiệm mượt mà. Vì vậy, các dòng Core i5, Core i7 sẽ là các bộ vi xử lý thường xuyên xuất hiện trên các dòng thiết bị này mang tới cho người dùng hiệu năng cao, hỗ trợ công việc chỉnh sửa, thiết kế video hình ảnh đạt hiệu quả hơn.
RAM
Bộ nhớ RAM của máy tính văn phòng thường dao động trong khoảng từ 4GB cho tới 8GB. Vì các tác vụ mà thiết bị văn phòng phải xử lý thường không chiếm quá nhiều dữ liệu, ảnh hưởng tới khả năng đa nhiệm của máy. Các tiến trình như lướt web, xem phim, xử lý số liệu hoàn toàn là công việc mà một bộ nhớ RAM 4GB có thể làm được.
Còn riêng với máy tính chuyên dụng để chơi game, bộ nhớ RAM của máy ít nhất phải đạt từ 8GB để đảm bảo độ mượt mà và hiệu năng vượt trội. Các ứng dụng, hoạt động mà thiết bị PC Gaming thường hay làm việc chiếm dung lượng bộ nhớ khá lớn. Ngoài ra, các chương trình chạy nền như phần mềm diệt virus cũng cần cung cấp một bộ nhớ RAM để có thể hoạt động.
GPU
Một điểm khác biệt nữa giữa hai dòng máy tính này là bộ vi xử lý đồ hoạ. Dòng máy tính văn phòng thường không được trang bị thêm GPU mà chỉ sử dụng bộ vi xử lý đã tích hợp GPU trong đó. Các GPU này sử dụng chung bộ nhớ RAM với CPU nên hiệu quả về mặt hình ảnh thường không quá lớn.
>>> Xem ngay: Giải đáp thắc mắc máy tính để bàn có bao nhiêu loại và loại nào tốt
Nhưng ở dòng PC Gaming thì ngược lại. Hầu hết các thiết bị máy tính của game thủ đều được trang bị card đồ hoạ riêng giúp nâng cao trải nghiệm đồ hoạ của người dùng. Nhờ sử dụng bộ nhớ RAM tách biệt hoàn toàn với CPU nên máy tính chơi game thường có thể xử lý những dữ liệu hình ảnh phức tạp mang tới trải nghiệm đồ hoạ cực kỳ xuất sắc.
Hệ thống làm mát
Máy tính Gaming thường tiêu thụ lượng điện năng khá lớn bởi việc sử dụng bộ vi xử lý và card đồ hoạ. Chính vì vậy, nhiệt lượng toả ra từ máy cũng rất lớn và việc trang bị một hệ thống tản nhiệt là vô cùng cần thiết để tản được hết lượng nhiệt này.
Đối với máy tính dành cho văn phòng thì việc lắp đặt thêm hệ thống này không cần thiết. Do thường xử lý các tác vụ nhẹ nhàng như xử lý các số liệu, xem phim, chơi game nên máy chỉ cần một chiếc quạt tản nhiệt đã được tích hợp sẵn là đủ.
Bàn phím
Các dòng máy tính Gaming thường được trang bị một chiếc bàn phím chất lượng cao, độ trễ thấp và rực rỡ sắc màu. Do nhu cầu sử dụng nhiều và thường hay được dùng nhiều trong khoảng thời gian về đêm nên bàn phím của PC Gaming thường sở hữu hệ thống đèn LED khá sặc sỡ và màu mè, giúp tăng tính thẩm mỹ và tăng khả năng quan sát của người dùng.
Điều này đối với dòng máy tính văn phòng là điều không cần thiết vì tính chất công việc không quá phụ thuộc vào bàn phím nhiều như game thủ. Ngoài ra, hệ thống đèn LED được tích hợp thêm vào bàn phím của dòng thiết bị này cũng được xem là một điều không quá phù hợp đối với các nhân viên văn phòng.
Thiết kế
Các thiết bị máy tính dành cho văn phòng tất nhiên sẽ được đơn giản hoá hơn rất nhiều so với các dòng máy tính của các game thủ. Trong các môi trường làm việc chuyên nghiệp như văn phòng, trường học thì thiết kế tối giản, tinh tế của không gian luôn là ưu tiên hàng đầu, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc.
Ngược lại thì máy tính Gaming lại sở hữu những đường nét và chi tiết có phần hầm hố và màu mè hơn. Do sở hữu những nhiều bộ phận hỗ trợ như card đồ hoạ và quạt tản nhiệt, hệ thống đèn LED nên tất nhiên, trọng lượng của thiết bị này sẽ lớn hơn nhiều so với máy của dân văn phòng.
Màn hình
Tần số quét từ 144Hz tới 240Hz sẽ là chất lượng hiển thị mà nhiều thiết bị Gaming sở hữu để đảm bảo chất lượng hiển thị trong game không bị giật, lag hay mờ hình. Còn đối với dòng máy tính văn phòng thì tốc độ làm mới từ 60 cho tới 120Hz là vừa đủ để hiển thị chất lượng hình ảnh tươi mới, đáp ứng các nhu cầu đơn giản như xem phim, nghe nhạc của người dùng.
Giá thành
Do được tích hợp nhiều công nghệ hiện đại và tiên tiến nhất thị trường hiện nay nên việc giá thành của PC Gaming cao hơn máy tính văn phòng là điều tất yếu sẽ xảy ra. Ở phân khúc giá rẻ, người dùng không cần bỏ ra một số tiền khá lớn hay phải cân nhắc kỹ trước khi có ý định sở hữu bất kỳ sản phẩm máy tính văn phòng nào.
Sự đắt đỏ trong mức giá của dòng máy tính chuyên dùng để chơi game chủ yếu tới từ hiệu năng mạnh mẽ của phần cứng, hệ thống đèn LED, card đồ hoạ, hệ thống làm mát và một vài chi phí khác. Dù cho có sự khác nhau về giá cả nhưng mỗi dòng sản phẩm lại sở hữu riêng cho mình một ưu điểm cực kỳ mạnh mẽ, hỗ trợ người dùng trong quá trình sử dụng.
Máy tính văn phòng có chơi được game không?
Đối với những ưu điểm trong thiết kế của mình, máy tính văn phòng hoàn toàn có thể trải nghiệm được những loại game ở tầm trung có cấu hình vừa phải. Tuy nhiên, việc chơi được những game đồ hoạ cao hơn bắt buộc máy tính của bạn phải sở hữu thông số tốt, đáp ứng được cấu hình tối thiểu của trò chơi. Nếu cứ tiếp tục tải về và trải nghiệm, bạn sẽ gặp phải tình trạng giật, lag, cực kỳ khó chịu.
Việc cố gắng chơi những trò chơi đồ hoạ phức tạp sẽ khiến máy bị ảnh hưởng từ bên trong. Các áp lực lên CPU và máy sản sinh ra một lượng nhiệt năng lớn, yêu cầu quạt tản nhiệt cùng một số bộ phận khác phải hoạt động hết công suất. Đây là điều mà các nhà phát triển máy tính không hề khuyến khích bạn làm. Vậy nên, bạn nên trải nghiệm những game có trọng lượng vừa đủ trên máy tính của mình để đảm bảo độ bền và hiệu năng cho máy.
Trên đây là một số thông tin về máy tính văn phòng, máy tính Gaming và giải đáp thắc mắc rằng máy tính văn phòng có chơi được game không, mà bạn có thể tham khảo. Nếu có cơ hội, bạn có thể ghé qua cửa hàng CellphoneS để được tư vấn miễn phí và hiểu thêm và các dòng máy tính này nhé!