Nhiệt độ ổ cứng SSD, HDD trên laptop bao nhiêu là ổn
Chiếc máy tính của bạn bỗng nhiên nóng ran, bạn chẳng hề để ý rằng trước đây nó có nóng như vậy hay không. Sờ đến gần chiếc laptop thì bạn phát hiện nó nóng lên ở vị trí ổ cứng SSD/ HDD, vậy nhiệt độ ổ cứng SSD, HDD trên laptop, máy tính bao nhiêu là ổn, các cách để đo nhiệt độ ổ cứng cách khắc phục khi ổ SSD, HDD quá nhiệt là gì, cùng Đánh Giá Công nghệ theo dõi qua bài viết bên dưới các bạn nhé.
Nội dung
Nhiệt độ ổ cứng SSD trên laptop bao nhiêu là an toàn
Nhiệt độ ổ cứng SSD bao nhiêu là an toàn? Đối với từng hãng sản xuất SSD riêng sẽ có các thông số đo nhiệt độ ở mức khác nhau. Song, nhìn chung nhiệt độ SSD chỉ nằm trong khoảng nhiệt độ từ 0 – 70 độ C. Ngoài ra, một số nhà sản xuất còn chỉ định ra ổ SSD của họ có giới hạn chịu nhiệt đặc biệt, như sức chịu nhiệt của SSD HyperX từ -40 đến 85 độ C. (nếu bạn chưa có nhiều điều kiện và cần mua ổ cứng SSD laptop giá rẻ, hãy các nhà bán lẻ uy tín để có thể tìm được ổ cứng chất lượng trong tầm giá tốt nhé)
Nhiệt độ ổ cứng HDD trên laptop bao nhiêu là an toàn
Được biết về cấu tạo và cách thức hoạt động của hai ổ cứng SSD và HDD là khác nhau. Do được sinh sau đẻ muộn và có nhiều hạn chế nhất định khiến cho khả năng chịu nhiệt của HDD chưa được tốt.
Nhiều hãng đã chỉ định ra rằng ổ cứng HDD chỉ nằm trong khoảng từ 5 – 55 độ C, kém hơn hẳn so với ổ cứng SSD.
Các phần mềm kiểm tra nhiệt độ ổ cứng trên laptop?
Trên mạng có đầy rẫy những phần mềm được phát triển từ bên thứ ba hỗ trợ và đáp ứng nhu cầu của bạn để kiểm tra được nhiệt độ ổ cứng laptop của mình. Hãy cùng điểm qua nhé.
Core Temp – Phần mềm kiểm tra và theo dõi nhiệt độ
Phần mềm Core Temp giúp cho bạn kiểm tra nhanh chóng tất cả các thông số quan trọng của máy tính, laptop như: CPU, thông số Mainboard, nhiệt độ hoạt động của từng vi xử lý,… được cập nhật chi tiết và chính xác nhất. Một số tính năng nổi bật như:
Bạn có thể theo dõi nhiệt độ CPU và phát tín hiệu cảnh báo khi cần thiết. Người dùng có thể biết được sự thay đổi nhiệt độ khi hoạt động của từng nhân xử lý.
Speccy – Phần mềm đo nhiệt độ CPU và phần cứng laptop
Phần mềm thứ hai được đánh giá cao hiện nay đó chính là Speccy. Đây là phần mềm giúp bạn kiểm tra thông tin phần cứng của thiết bị nhằm hỗ trợ cho bạn biết chính xác nhiệt độ hoạt động của CPU, bo mạch chủ, ổ cứng gắn trong. Bên cạnh đó, phần mềm còn mang đến một số tính năng hữu ích như sau:
- Cung cấp tên thương hiệu và model của bộ vi xử lý và hiệu suất của CPU
- Hiển thị thông tin về CPU, bộ nhớ RAM, mainboard, VGA,…
Speedfan – Phần mềm theo dõi tốc độ quạt, kiểm tra hoạt động của phần cứng
Đây là phần mềm để theo dõi và xem nhiệt độ máy tính đơn giản nhất. Tuy nhiên với phần mềm này bạn cho biết rất nhiều thông tin liên quan đến nhiệt độ hoạt động của CPU, VGA và cả ổ cứng máy tính. Những tính năng của phần mềm đo nhiệt độ CPU bao gồm:
- Kiểm tra được nhiệt độ CPU, Ram, ổ cứng HDD và SSD
- Theo dõi xung nhịp của máy
- Kiểm soát được tình trạng quá nhiệt
- Phân tích độ bền của ổ cứng
Vì sao cần thường xuyên kiểm tra nhiệt độ ổ cứng HDD, SSD
Với một chiếc laptop để sử dụng một cách nhanh chóng và mượt mà thì ổ cứng SSD và HDD chính là yếu tố quan trọng và cần được quan tâm nhiều nhất. Vì thế mà hệ điều hành và tất cả dữ liệu được được lưu trữ bên trong chính ổ cứng này. Trong quá trình sử dụng ổ cứng SSD và HDD sẽ sản sinh ra một nhiệt lượng nhất định và cần được kiểm soát tốt, giữ nó ở mức đó thì bạn sẽ hạn chế được khấu hao của ổ cứng đó gây ra cũng như ảnh hưởng đến tuổi thọ của các linh kiện laptop khác.
Nếu như chiếc ổ cứng SSD, HDD quá nóng thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng đọc và ghi dữ liệu. Từ đó nó sẽ giúp làm giảm đi hiệu năng làm việc và giải trí của một chiếc laptop.
Các cách khắc phục tạm thời khi ổ cứng quá nhiệt
Chắc chắn cần phải giữ được chiếc laptop, PC của bạn trong khoảng nhiệt độ nhất định. Còn nếu như đã quá nóng thì bạn cần khắc phục ngay lập tức. Hãy áp dụng một số cách bên dưới đây.
- Hạn chế sử dụng máy tính, laptop trong nhiều giờ liền và từ ngày này sang ngày khác.
- Hãy để cho ổ cứng nghỉ ngơi bằng cách tắt đi trong nhiều giờ làm việc và chờ máy nguội đi hẳn
- Vệ sinh laptop hoặc máy tính định kỳ trong khoảng từ 3 đến 6 tháng/ lần, tùy vào tần suất sử dụng
- Kiểm tra thường xuyện quạt tản nhiệt bên trong chiếc máy tính, laptop
- Nên sử dụng chiếc máy ở môi trường thoáng mát, sạch sẽ
- Tải và cài đặt những phần mềm để theo dõi và cảnh báo khi ổ cứng quá nhiệt và mất đi tính ổn định.
Vậy là chắc bạn đã nắm rõ được cách kiểm tra nhiệt độ của ổ cứng SSD và HDD trên chiếc máy tính, laptop của bạn. Nếu như quá nóng thì bạn hãy nhanh chóng khắc phục để tránh phải đi sửa chữa và thay thế đáng tiếc nhé.