RAM máy tính là gì – Các loại RAM phổ biến nhất hiện nay

Để máy tính được hoạt động một cách trơn tru, nhanh chóng thì cần sự góp mặt của rất nhiều bộ phận trong máy. Cụ thể như việc lưu giữ hay truy xuất dữ liệu thì cái được nhắc đến ở đây là RAM hay CPU. Hôm nay, mình sẽ giới thiệu đến các bạn một bộ phận không thể thiếu của máy tính đó là RAM. Vậy RAM máy tính là gì, có những loại nào?

Xem thêm:

RAM máy tính là gì?

RAM hay Random Access Memory được hiểu như là một loại bộ nhớ tạm thời của máy, cho phép truy xuất đọc-ghi ngẫu nhiên đến vị trí bất kỳ nào trong bộ nhớ dựa theo địa chỉ bộ nhớ. Lưu ý, thông tin lưu trên RAM chỉ là tạm thời và chúng sẽ bị mất đi khi nguồn điện cung cấp bị mất.

Chức năng của RAM

RAM (Random Access Memory) với chức năng được sử dụng để làm nơi lưu trữ dữ liệu tạm thời và lệnh thực thi của hệ điều hành hay các ứng dụng được ghi trước khi lên ổ cứng và khi kết thúc phiên làm việc.

Trường hợp trong hệ thống không cung cấp đủ dung lượng RAM cần đáp ứng thì hệ điều hành sẽ tự động chuyển sang sử dụng bộ nhớ ảo (virtual memory), là một trong các thành phần của ổ cứng làm nơi trao đổi dữ liệu.

>>> Khám phá thêm: Bộ nhớ Ram và Rom là bộ nhớ gì nên chọn loại nào?

Cấu tạo của RAM

  • Bo mạch: Đây là bộ phận bao gồm tất cả các thành phần của RAM, giữ chức năng kết nối các thành phần bộ nhớ với máy tính thông qua bộ phận mạch bán dẫn silicon.
  • Vi xử lý: Khác với các SDRAM thông thường (không đồng bộ), các hoạt động của bộ nhớ SDRAM được đồng bộ hóa nhờ vi xử lý nhằm làm đơn giản hóa lại giao diện điều khiển và loại bỏ những công việc tạo tín hiệu không cần thiết.
  • Ngân hàng bộ nhớ: Đây là bộ phận có các mô-đun dùng để lưu trữ dữ liệu và một trong số đó các ngân hàng đó có thể truy cập vào những ngân hàng khác.
  • Chip SPD: SDRAM có chip SPD (serial presence detect) trên bo mạch chứa các thông tin liên quan về loại bộ nhớ, kích cỡ, tốc độ và thời gian truy cập. Chip SPD này cho phép máy tính truy cập vào các thông tin khi khởi động.
  • Bộ đếm: Bộ đếm được trang bị trên chip được dùng để theo dõi các địa chỉ cột để cho phép truy cập với tốc độ cao. Bộ đếm này sử dụng hai loại cụm là tuần tự và xen kẽ.

Cơ chế hoạt động của RAM

Trong máy tính, bộ nhớ RAM được sử dụng với mục đích để phối hợp với bộ nhớ máy tính để điều khiển, truy cập, và sử dụng dữ liệu. Lúc này CPU đảm nhận vai trò chuyển dữ liệu từ ổ đĩa vào RAM để lưu trữ dữ liệu tạm thời, còn lại các vùng nhớ đã có chỗ chiếm được trên RAM sẽ được trả lại khi người dùng tắt ứng dụng hoặc tắt máy.

Các loại RAM phổ biến hiện nay

SDR

SDR là loại RAM đầu tiên được trang bị đầu tiên trên những chiếc laptop vào cuối những năm của thế kỷ 20, nhược điểm của RAM SDR này là tốc độ truy cập dữ liệu khá chậm, và dung lượng của bộ nhớ nhỏ. Chính vì nhược điểm này, RAM chuẩn SDR ngày nay không còn được người dùng sử dụng rộng rãi, nhờ đó nhà sản xuất đã phát minh ra thêm nhiều chuẩn RAM mới đã được tối ưu về tốc độ truy xuất và dung lượng bộ nhớ RAM lớn hơn.

DDR (Double Data Rate SDRam)

Chuẩn RAM DDR được nhà sản xuất phát minh vào những năm 2000 thay thế cho SDR RAM của những năm của thế kỷ 20, khắc phục những nhược điểm của loại RAM này. Cụ thể, DDR đã được trang bị lại với tốc độ truy xuất dữ liệu gấp đôi so với SDR đồng thời bộ nhớ của máy cũng đã lớn hơn đáng kể.

DDR2

Phiên bản tiếp nối của DDR của năm 2000 với nhiều nâng cấp được hỗ trợ thêm về khả năng xử lý và tổng hợp dung lượng bộ nhớ tích hợp. Ngoài ra chuẩn RAM DDR2 còn giúp cho máy của bạn tiết kiệm một lượng điện năng tiêu thụ đáng kể.

DDR3

DDR3 lại là phiên bản tiếp theo khác của DDR2 được giới thiệu và tích hợp trên laptop vào năm 2010, và dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường, tốc độ truy xuất của linh kiện này đã được trang bị nhanh hơn, dung lượng bộ nhớ lớn hơn mà còn tiết kiệm năng lượng hơn 30% so với chuẩn DDR2 tiền nhiệm.

DDR4

Xuất hiện vào đầu những năm 2015 DDR4 là chuẩn RAM được xem là mạnh mẽ nhất đến thời điểm hiện tại. Với xung nhịp lớn, bus được thiết kế hỗ trợ đa dạng dung lượng RAM tích hợp có thể lên đến 512 GB.

Qua bài viết RAM máy tính là gì trên, mình hy vọng có thể giúp ích được cho các bạn trong việc tìm hiểu về RAM của máy tính, biết được các loại RAM phổ biến hiện nay cũng như chức năng của nó để có thể đưa ra một lựa chọn phù hợp cho máy của mình nhé!

Bảo Bảo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Exit mobile version