Công suất nguồn PC sẽ cung cấp nguồn điện cho máy tính hoạt động, chính vì thế mà công suất nguồn trở thành một yếu tố rất quan trọng khi lựa chọn bộ nguồn cho PC. Vậy làm sao để tính công suất nguồn cho PC? Hãy tham khảo ngay bài viết để biết cách tính công suất nguồn máy tính nhé!

Để tính công suất nguồn PC, có 2 phương pháp mà bạn có thể áp dụng mà theo chúng tôi đánh giá thì đây là 2 phương pháp đơn giản và tiết kiệm thời gian cho bạn. 2 phương pháp này chính là phương pháp tính bằng thủ công và sử dụng phần mềm hỗ trợ.

Tính công suất nguồn điện máy tính, PC thủ công

Phương pháp thủ công chính là một phương pháp đơn giản được nhiều người dùng sử dụng. Để áp dụng phương pháp tính này, bạn chỉ cần cộng tổng công suất của tất cả các bộ phận PC như CPU, card màn hình, mainboard, RAM, ổ cứng,….

Từ đó chúng ta có công thức tính như sau:

Công suất nguồn máy tính PC = Công suất tất cả các bộ phận PC + 100W.

Tính công suất nguồn điện máy tính, PC thủ công

Nhờ cách tính này mà bạn có thể tìm được công suất PSU phù hợp với cấu hình máy tính của bạn. Còn nếu bạn lo lắng cách tính bằng phương pháp thủ công có thể sẽ có sai lệch thì bạn có thể sử dụng công cụ hỗ trợ trong phương pháp thứ 2.

Tính công suất nguồn điện máy tính, PC bằng công cụ Cooler Master

Có nhiều công cụ giúp bạn tính công suất nguồn điện máy tính, PC bao gồm các ứng dụng tải về và cả các công cụ trên trang web như outervision.com, web MSI,…. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn công cụ Cooler Master – công cụ được sử dụng nhiều tại Việt Nam.

Để tính công suất nguồn điện máy tính, PC bằng công cụ này, bạn hãy thực hiện theo các bước hướng dẫn sau:

  • Bước 1: Truy cập vào trang web tính công suất của Cooler Master bằng link sau: https://www.coolermaster.com/vn/vi-vn/power-supply-calculator/. Sau khi truy cập màn hình sẽ xuất hiện giao diện như hình dưới.

trang web tính công suất của Cooler Master

  • Bước 2: Tiếp theo bạn điền các chỉ số theo yêu cầu vào từng mục CPU, Motherboard, GPU, RAM, SSD, HDD, Optical Driver. Linh kiện nào không có bạn có thể bỏ qua.

điền các chỉ số theo yêu cầu vào từng mục để tính công suất

  • Bước 3: Sau khi hoàn thành bước 2, công cụ sẽ bắt đầu tính toán công suất nguồn PC và bạn sẽ nhận được kết quả thông số đề nghị nằm ở góc phải màn hình. Dựa vào thông số đề nghị mà bạn có thể chọn được bộ nguồn phù hợp với máy tính.

Nhân kết quả công suất nguồn cho linh kiện phù hợp trên Cool Master

Với 2 phương pháp tính công suấtrên, bạn có thể dễ dàng tính toán, chọn lựa các linh kiện phù hợp khi nâng cấp máy tính, build PC một cách thoải mái và an toàn hơn nhé.

Nguồn và công suất nguồn quan trọng như thế nào với máy tính, PC của bạn

Nguồn máy tính hay còn gọi là PSU (Power Supply Unit) chịu trách nhiệm cung cấp năng lượng cho toàn bộ các linh kiện máy tính cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ linh kiện máy tính. Chính vì thế mà việc lựa chọn nguồn máy tính vô cùng quan trọng.

Bộ nguồn hoạt động ổn định và cung cấp đầy đủ điện năng cho linh kiện máy tính sẽ giúp máy hoạt động trơn tru, mượt mà và bền lâu hơn. Ngược lại, PSU không cung cấp đủ điện năng sẽ có thể làm sập toàn bộ hệ thống.

Nguồn máy tính hay còn gọi là PSU (Power Supply Unit) chịu trách nhiệm cung cấp năng lượng cho toàn bộ các linh kiện máy tính

Các thông số nguồn máy tính – PSU quan trọng, cần lưu ý:

  • Vì nguồn và công suất nguồn quan trọng với máy tính nên bạn cần lưu ý một số chỉ số của PSU:
  • Công suất nguồn máy tính: Đơn vị đo là Watt (W), được tính theo công thức: Watt (W) = Voltage (V) x Ampere (A) với V là hiệu điện thế và A là cường độ dòng điện.
  • Hold-up time (thời gian duy trì điện): Thời gian bộ nguồn duy trì cường độ dòng điện ở đúng mức quy định khi nguồn điện cấp bị ngắt (mất điện đột ngột).

Giá trị này hữu ích nếu bạn sống ở vùng có tình trạng điện cấp không ổn định và giá trị này thường là 17ms.

  • Hiệu suất chuyển đổi điện năng: Biểu hiện độ hiệu quả trong việc chuyển đổi điện năng và nếu chỉ số này càng cao chứng tỏ nguồn điện được chuyển đổi càng nhiều, tiết kiệm điện năng.

Các thương hiệu, model nguồn máy tính PSU phổ biến

Tổng hợp từ trang thủ thuật build PC nổi tiếng Tom’s Hardware: For The Hardcore PC Enthusiast (tomshardware.com), Đánh giá công nghệ gửi đến bạn top 8 mode PSU nguồn máy tính đáng mua nhất năm 2021:

  • XPG Core Reactor 650W
  • Corsair RM750x
  • Corsair AX850. Best PSU: Up to 850 Watts
  • Corsair AX1000. Best PSU: Up to 1250 Watts
  • be quiet! Dark Power Pro 12 1500W
  • Corsair AX1600i. Best PSU Above 1500 Watts
  • Corsair SF750. Best SFX PSU
  • Fractal Design Ion SFX Gold

Bên cạnh các chỉ số trên thì bạn cũng nên lựa chọn thương hiệu cung cấp bộ nguồn uy tín với giá hợp lý. Bạn có thể tham khảo một số thương hiệu được phân khúc theo tầm giá sau đây:

  • Thương hiệu cao cấp: Seasonic, Silverstone, Antec, Corsair,…
  • Thương hiệu tầm trung: FSP, Acbel, Cooler Master, Thermaltake,….
  • Thương hiệu giá rẻ: Huntkey, Arrow, Golden Field,….

Các thương hiệu nguồn máy tính PSU nổi tiếng

Qua bài viết, chúng tôi đã chia sẻ cho bạn cách tính công suất nguồn PC cũng như một số lưu ý quan trọng khi mua bộ nguồn máy tính để bạn có thể trang bị một bộ máy tính hoàn hảo, ổn định chất lượng và khả năng hoạt động cho máy tính. Chúc bạn thành công!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here