Tag: Build cấu hình máy tính PC
Build cấu hình máy tính PC cần lưu ý những điểm gì. Chọn các linh kiện card màn hình đồ họa, vỏ case máy tính hay ổ cứng như thế nào là hợp lý?
Mời bạn tham khảo qua các bài viết bên dưới các bạn nhé.
Nếu bạn là một game thủ, việc tự build PC là điều rất cần thiết, bởi giúp tăng tính cá nhân hóa, cũng như tiết kiệm chi phí đáng kể. Chính vì vậy, bài viết này sẽ tổng hợp lại thông tin chi tiết nhất về chủ đề xây dựng máy tính để bàn. Mời mọi người cùng tham khảo.
Tại sao nên tự build PC xây dựng cấu hình máy
Sau đây, sẽ tổng hợp lại những điểm lợi khi tự build PC tại nhà, thay vì phải thuê dịch vụ.
Giúp tiết kiệm chi phí
Đầu tiên, chắc chắn tự build PC sẽ giúp các bạn tiết kiệm chi phí hơn, bởi các bạn phải bỏ công sức và thời gian cho việc này, tất nhiên thông số sẽ vượt trội đáng kể so với việc mua máy tính đã đồng bộ sẵn xét trên giá thành.
Sở hữu PC đẹp theo sở thích
Tự build PC là việc bạn tự lọc từng linh kiện, nên khi xây dựng thành công, sẽ có kiểu ngoại hình cá nhân hóa, phù hợp theo sở thích của mỗi đối tượng.
Tự build PC cần những linh kiện nào
Dưới đây, là hàng loạt linh kiện cần phải có khi các bạn muốn hoàn thiện lên một chiếc PC hoàn chỉnh.
CPU – Bộ vi xử lý
Bộ phận quan trọng nhất trong một hệ thống máy tính, đó chính là CPU. Bởi đây như là một bộ não xử lý thông tin vậy. Và việc lựa chọn linh kiện này đầu tiên, cũng sẽ giúp bạn tham khảo loại mainboard tương thích.
Cấu tạo của CPU gồm hai khối, bao gồm: Khối điều khiển nhằm xử lý những thao tác từ người dùng, rồi chuyển sang ngôn ngữ máy. Và khối tính toán sẽ phân tích các con số một cách logic, sau đó đưa ra kết quả cho trình quản lý kế tiếp.
Hiện nay, có hai thương hiệu sản xuất CPU dành cho máy tính đó là AMD và Intel. Mỗi hãng có những ưu và nhược điểm riêng, đáp ứng cho từng đối tượng sử dụng nhất định.
Mainboard – Bo mạch chủ
Bộ phận mainboard khá khó lựa chọn đối với những bạn mới tìm hiểu về công nghệ nói chung, và build PC nói riêng. Bo mạch chủ có rất nhiều khu vực, thông số, kích cỡ,… để giúp đồng bộ giữa các linh kiện với nhau, điều khiển tốc độ đường truyền, phân phối luồng điện, cũng như để kết nối thiết bị ngoại vi.
VGA – Card đồ hoạ
Chắc chắn, ai cũng đã từng nghe đến card đồ họa. Đúng vậy, đây là linh kiện giúp xử lý hình ảnh hiển thị lên màn hình. Hiện nay, có hai loại VGA, đó chính dạng onboard và rời.
Nếu các bạn xác định build PC để chơi game, thì nên chọn VGA ngoài để có thể tính toán đồ họa tốt nhất, còn dạng VGA onboard sẽ có một số giới hạn nhất định, và chỉ phù hợp với những người dùng cơ bản.
Ổ cứng HDD – SSD
Khi nhắc đến ổ cứng dành cho máy tính, ai cũng đều biết hai loại thông dụng HDD và SSD. Đối với dòng HDD có cơ cấu trục quay, ổ đĩa, từ tính lưu trữ, cơ học, nên giá thành khá phải chăng, dung lượng cao. Tuy nhiên, tốc độ đọc/ ghi chậm và độ bền kém.
Quay sang dòng ổ cứng SSD, có kích thước nhỏ gọn hơn, và hoàn thiện theo kiểu cơ học và từ tính. Đây là kiểu công nghệ mới, nên giá thành cao hơn so với HDD, nhưng bù lại sẽ đem lại độ hiệu quả tốt trong công việc lưu trữ dữ liệu.
PSU – Nguồn máy tính
Nguồn máy tính hay còn được gọi là Power Supply Unit, công dụng là cung cấp điện năng cho các linh kiện khác bên trong bộ máy tính, để toàn bộ hệ thống mới có thể hoạt động như bình thường.
Có thể bạn chưa biết, PSU có hai loại:
- Nguồn tuyến tính: Được cấu tạo từ biến áp bằng các cuộn thứ cấp và sơ cấp, lên điện áp đầu ra dựa theo điện áp đầu vào.
- Nguồn phi tuyến: Điện áp đầu ra rất đều, giảm thiểu khả năng phụ thuộc vào điện áp đầu vào trong giới hạn nhất định.
Như vậy, các bạn nên lựa chọn PSU có công suất cao, ổn định để kéo dài tuổi thọ cho các linh kiện khác. Tránh mua phải nguồn đến từ thương hiệu không rõ nguồn gốc, hoặc công suất quá nhỏ, dẫn tới quá tải và hư hỏng rất nhanh.
Ram – Bộ nhớ trong
Bộ nhớ RAM sẽ giúp CPU lưu trữ dữ liệu tạm thời, việc truy cập và giữ đa nhiệm hiệu quả nếu dung lượng cao. Hiện nay, có hai loại: SRAM sẽ không bị mất nội dung ngay cả khi bạn khởi động lại máy tính và DRAM giúp lưu trữ dữ liệu tạm thời, sẽ được trả lại vùng nhớ khi tắt phần mềm, hay shutdown thiết bị.
Nhìn chung, để có được trải nghiệm liền mạch nhất, thì hãy lựa chọn bộ nhớ RAM lớn một chút, khoảng 8GB trở lên là có thể sử dụng tốt cho các tác vụ rồi.
Case – Vỏ máy tính
Một khi đã lựa chọn đầy đủ linh kiện cần thiết để xây dựng bộ máy tính, giờ bạn cần có vỏ case để chứa tất cả các bộ phận vào bên trong, cũng như đem lại tính thẩm mỹ.
Fan, Cooler – Tản nhiệt máy
Tản nhiệt là linh kiện không thể thiếu đối với những bạn thường xuyên chơi game, sử dụng tác vụ nâng cao thường xuyên. Đặc biệt, đối với những dòng CPU tập trung vào hiệu năng, thì càng phải sở hữu dòng Fan xịn, để giúp máy hoạt động mát mẻ, tránh quá nhiệt.
Tự build PC thực hiện thế nào?
Các bạn nên nắm bắt cơ bản về cách tự build PC, để có thể tối ưu thời gian lắp đặt, cũng như tránh trường hợp bị hỏng hóc linh kiện không đáng có. Vì thế, sau đây sẽ hướng dẫn từng bước thực hiện xây dựng máy tính để bàn nhé.
- Bước 1: Bắt ốc đệm thật chuẩn xác, bởi đây là phần rất quan trọng, nếu bị thiếu ốc sẽ ảnh hưởng tới bo mạch chủ và case. Tiếp theo, nhớ lắp chặn main, bởi đây là bước các bạn thường rất hay quên.
- Bước 2: Đặt CPU vào bo mạch chủ, và thật cẩn thận với những socket, tránh làm gãy chân, có thể dẫn tới không hoạt động được. Nếu muốn vệ sinh linh kiện này, thì hãy che đậy phần socket lại.
- Bước 3: Khi đã đặt CPU vào bo mạch chủ, bạn hãy bôi lượng keo tản nhiệt vừa phải lên bề mặt để truyền nhiệt tốt hơn. Sau đó, mọi người lắp quạt tản nhiệt sao cho vừa vặn và cân đối nhất với bộ vi xử lý, để giúp làm mát hiệu quả nhất cho con chip.
- Bước 4: Đặt bo mạch chủ vào bên trong thùng máy, rồi bắt ốc vừa thật chuẩn xác để có được sự chắc chắn.
- Bước 5: Cắm các đầu dây tín hiệu ngoại vi USB, Power, Reset, Power LED, HDD LED, Audio của case vào bo mạch chủ.
- Bước 6: Kết nối dây cấp điện cho quạt case với bo mạch chủ, trong trường hợp không đủ chấu, thì bạn cần phải dùng bộ chuyển đổi để lấy điện từ nguồn.
- Bước 7: Nếu thùng máy của bạn có khoang dấu dây, thì hãy tận dụng tối đa, để có được không gian thoáng mát, tản nhiệt hiệu quả hơn.
- Bước 8: Lắp ổ cứng bằng cách kết nối dây tín hiệu vào bo mạch chủ và dây cấp điện từ nguồn.
- Bước 9: Cắm thanh RAM và card đồ họa vào bo mạch chủ. Bạn hãy thực hiện chậm rãi, tránh sứt mẻ sản phẩm trong quá trình thao tác nhé.
- Bước 10: Cắm các dây cấp từ nguồn vào linh kiện, bao gồm 4 pin, hoặc 4 + 4 pin hoặc 8 pin cho CPU, có thể 24 (hoặc 20 + 4 pin) cho bo mạch chủ. Cuối cùng là 6 pin (hoặc 8 pin) cho card đồ họa (nếu có).
- Bước 11: Bạn cần buộc gọn đoạn dây lại, để đem lại tính thẩm mỹ cao, cũng như giúp cho thùng máy được gọn gàng hơn.
Tạm kết
Như vậy, hy vọng các bạn đọc qua bài viết này sẽ build PC thành công, và phù hợp với nhu cầu của bản thân nhất. Nếu thấy chủ đề này hữu ích, thì đừng quên để lại bình luận phía bên dưới nhé.